Ho, sổ mũi, ngạt mũi là những bệnh thường gặp ở trẻ em cũng như người lớn và mặc dù đây là những bệnh thông thường mà ai cũng dễ mắc phải nhưng nếu dinh dưỡng bé không đảm bảo cộng với việc chăm sóc hỗ trợ bé điều trị bệnh không hợp lý sẽ gây ra khá nhiều rắc rối không đáng có. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi với các mẹ về cách sử dụng dầu tràm để để trị ho cho trẻ và người lớn!
Để phát huy hết công dụng của dầu tràm thì thời điểm dùng rất quan trọng, thời điểm dùng hợp lý: Sau khi tắm, trước và sau khi ngủ dậy hay đi ra ngoài, hoặc tiếp xúc với môi trường có bệnh lây lan qua không khí. Một ưu điểm mà giúp dầu tràm có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn mà không sợ tác dụng phụ là tinh dầu tràm bôi lên da không có cảm giác ấm nóng như dầu gió hay dầu nóng nhưng nhờ hoạt chất cineol 1,8 sẽ giúp cơ thể ấm từ bên trong cơ thể và chính nhờ nó giúp ngăn ngừa cơ thể nhiễm lạnh hiệu quả.
Cách dùng:
– Để đảm bảo tinh dầu tràm không làm ảnh hưởng bé, các mẹ nên nhỏ dầu vào lòng bàn tay, rồi dùng tay kia chấm dầu, xoa vào ngực, gan bàn chân, gáy, lưng bé vài phút, rồi úp tay mẹ lên mũi con vài giây để bé hít tinh dầu, điều này sẽ giúp sát khuẩn đường thở. Các mẹ thực hiện lặp lại hành động trên vài lần rồi lại tiếp tục chấm dầu vào gối, áo, khăn quàng cổ cho con. Trong quá trình thực hiện, các mẹ nên tránh bôi trực tiếp vào mũi con, dễ gây ảnh hưởng đến xoang mũi con.
– Cách tiếp theo là xông tinh dầu: Dùng 5 giọt tinh dầu nhỏ vào cốc nước ấm để hít với trẻ lớn từ 4 tuổi trở lên hoặc dùng 1 giọt tinh dầu cho vào máy khí dung cùng với nước muối vừa đủ để xông cho bé. Còn đối với người lớn thì nên súc miệng bằng chính nước đó sau khi xông và sau đó nhỏ 1 giọt vào 1 muỗng cà phê mật ong rồi nuốt từ từ, bạn sẽ thấy hiệu quả.
– Làm sạch không khí, mang hơi ấm cho căn phòng bằng cách: Nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu vào đèn xông dầu (đã có nước ấm ở đèn), điều này sẽ giúp môi trường sống sạch hơn, hạn chế những bệnh thông thường.
Với các cách dùng trên, các mẹ nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung vitamin C kịp thời, làm tốt những điều trên sẽ giúp bé vượt qua được những căn bệnh thông thường. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý rằng dầu tràm không phải là thuốc, đó chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị, nên việc theo dõi khi bé bị bệnh là rất quan trọng, nếu tình trạng bé không tiến triển tốt thì nên đi thăm khám bác sỹ để họ kịp thời xử lý cho con.